Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Đánh mất lòng tự trọng hay tham nhũng?
Việc thu hồi những ngôi nhà, căn hộ công vụ lại được xới lên trong dư luận. Tại kỳ họp Quốc hội mới đây, vấn đề sử dụng nhà công vụ không đúng đối tượng, không đúng mục đích, cơ chế xin - cho, cán bộ lãnh đạo về hưu chây ì, không chịu trả nhà công vụ... đã được đặt lên bàn nghị sự.

 



 


Vì sao một chính sách đúng đắn nhằm bảo đảm cho những cán bộ lãnh đạo trong thời gian công tác hay luân chuyển công tác có nhà ở để ổn định cuộc sống lại biến tướng, gây dư luận không tốt trong xã hội?

 

Thực tế, có những vị lãnh đạo cấp cao đã trả lại biệt thự công ngay sau khi rời nhiệm sở. Thế nhưng con số này không nhiều, chỉ có những con người thực sự liêm khiết và có lòng tự trọng mới làm như vậy. Xoay quanh câu chuyện về những ngôi nhà công vụ là hàng loạt vấn đề. Theo một vị đại biểu Quốc hội, có nhiều người nói, cán bộ quản lý là tài sản quốc gia, cần đãi ngộ đặc biệt nhưng biệt thự quốc gia cũng là tài sản, chúng ta không nên để tài sản này chiếm đoạt tài sản khác... Đại biểu Quốc hội này đề nghị, Nhà nước cần có chế tài nghiêm khắc đối với những người chiếm đoạt tài sản công, trong đó có chiếm đoạt nhà công vụ...

 

Trên diễn đàn Quốc hội, đại biểu Lê Như Tiến (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội) nêu thực tế nhiều nhà công vụ đã bị biến thành nhà tư vụ. Có người đã lỡ quên mang theo chìa khóa nhà công vụ về địa phương để ở trong những biệt thự mà ai đó xây sẵn cho. Có người cho con cháu mượn nhà công vụ để ở nhờ, trông hộ. Có người cho thuê để tháng tháng nhận một khoản tiền "trời cho", có khi còn gấp nhiều lần tiền lương... Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng) thẳng thắn: Việc quản lý lỏng lẻo đã làm nảy sinh tình trạng tham nhũng nhà công vụ, một số nhà công vụ đã bị hóa giá, cán bộ, lãnh đạo đến ở nhà công vụ rồi xin mua với giá "bèo", có trường hợp hưởng chênh lệch hàng chục tỷ đồng... 

 

Theo một thống kê, tính đến cuối tháng 9-2014, diện tích nhà ở công vụ cả nước đã lên tới 1.603.498m2, trong đó có hàng trăm biệt thự công, nhà liền kề, nhà chung cư... Trong số này, có bao nhiêu biệt thự, bao nhiêu căn hộ sử dụng đúng mục đích, bao nhiêu đang ở trong tình trạng "bị chiếm dụng", đã "biến tướng"? Chắc chắn là không ít! Người ta "nặng nợ" với nhà công vụ bởi vô vàn lý do: Tôi đồng ý nguyên tắc nhà công vụ là phải trả, nhưng bây giờ trả cho ai? Chưa có ai ở cơ quan nhà nước lên tiếng đòi nhà và nhiều nhà công vụ cũng không ai đòi... Hoặc việc chưa trả nhà chủ yếu do cơ chế chưa rõ ràng. Những người ở lại thậm chí còn là những người thiệt thòi vì họ vô tư đóng góp cho đất nước mà không xin đất, xin nhà... Hay vì chưa có nhà nên chưa trả lại nhà công vụ, khi nào có nhà sẽ trả lại ngay... Trong khi đó, "người nhà nước" cũng có tâm tư: Chủ nhân của những nhà công vụ đều là những người lớp trước, là bậc cha chú, thậm chí là người từng cất nhắc họ lên vị trí hiện tại nên không thể "rát mặt" mà đòi... Thế nhưng, lý do gì đi nữa thì cũng không thể biện giải cho những việc làm thiếu trách nhiệm công vụ và thiếu tôn trọng pháp luật.

 

Nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng cho cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội được điều động, luân chuyển theo yêu cầu công tác, chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại các địa phương (nơi đến công tác); sĩ quan chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh; cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà ở công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ. Theo Thông tư số 01/2014 của Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 6-3-2014, hướng dẫn việc quản lý sử dụng nhà ở công vụ thì: Nhà ở công vụ được thu hồi trong các trường hợp: Người thuê nhà nghỉ hưu hoặc hết tiêu chuẩn được thuê nhà ở công vụ; người thuê nhà chuyển công tác đến địa phương khác... Quy định như vậy là khá rõ. Nếu những người không thuộc diện nêu trên không được ở nhà công vụ, đương nhiên phải trả lại nhà công vụ. 

 

Những người từng giữ cương vị lãnh đạo, những người có trách nhiệm thực thi pháp luật cần nêu gương cho các công dân bình thường trong xã hội về ý thức tuân thủ pháp luật. Đáng buồn là sự nêu gương ấy với nhiều người chỉ là chuyện lẽ ra phải thế. "Nợ xấu" nhà công vụ có nguyên nhân từ sự thiếu tôn trọng pháp luật của người sử dụng nhà công vụ và người chịu trách nhiệm quản lý nhà công vụ. Về vấn đề này, tại cuộc tiếp xúc với cử tri quận 1 - TP Hồ Chí Minh ngay sau kỳ họp Quốc hội lần thứ tám vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: Mình trách đồng chí nghỉ hưu đó không tự giác trả cũng có cơ sở để trách nhưng người đáng trách hơn là cơ quan công quyền... Cơ quan quản lý cán bộ đáng trách vì đã không thu hồi nhà công vụ ngay khi biết người đó có quyết định nghỉ hưu hay không làm việc tại địa phương. Như vậy là quản lý lỏng lẻo... 

 

Quản lý nhà công vụ còn nhiều bất cập, quá nhiều đầu mối là một thực tế, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc buông lỏng quản lý. Bởi lẽ ở mỗi đầu mối quản lý nhà công vụ đều có người ăn lương trách nhiệm. Vấn đề ở đây là trách nhiệm của cơ quan được giao quản lý nhà công vụ, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu. Sự nể nang đối với quan chức về hưu, cũng như việc lợi dụng sự nể nang đó đã dẫn đến tình trạng nhà công vụ biến thành nhà tư. Nhiều biệt thự công ở những vị trí đắc địa có giá hàng trăm triệu đồng/ mét vuông đã bị biến dạng, bị phá vỡ kiến trúc, trở thành chung cư gia đình của nhiều thế hệ. Nhiều nhà công, đất công được hóa giá rẻ như cho và được hợp thức hóa bằng đủ mọi thủ tục. Sự nể nang cùng với lối tư duy "của Nhà nước là của chùa" đã dung túng cho đặc quyền đặc lợi và là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tham nhũng nhà công vụ như nhiều đại biểu Quốc hội đã đề cập. Cũng phải nói thêm rằng, không ai có thể "nuốt trôi" một biệt thự hay một ngôi nhà công vụ nếu không có sự "tiếp sức" của nhiều người có trách nhiệm. Do đó, truy cứu trách nhiệm những tổ chức, cá nhân buông lỏng việc quản lý nhà công vụ dẫn đến thất thoát tài sản nhà nước là vấn đề cần được đặt ra.

 

Từ đây có thể đặt câu hỏi: Có thể coi việc sử dụng sai quy định nhà công vụ là hành vi tham nhũng như cách nói của nhiều vị đại biểu Quốc hội? Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về tham nhũng: Tham nhũng là hành động cố tình không tuân thủ các nguyên tắc công minh nhằm trục lợi cá nhân hoặc cho những kẻ có liên quan đến hành động đó. Tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân... Còn nhà công vụ là nhà của Nhà nước, xét cho cùng là của dân. Những trường hợp lạm dụng tín nhiệm, cố tình sử dụng sai quy định nhà ở công vụ, xét ở nhiều khía cạnh, có thể xem là hành vi tham nhũng. Những người vì nể nang, 

 

vì thiếu trách nhiệm hoặc vì lợi ích của chính mình dung túng cho sai phạm là tiếp tay cho cái xấu, bao che cho tham nhũng. Những hành vi tham nhũng hoặc tiếp tay cho tham nhũng dù ở mức độ nào cũng cần xử lý thích đáng. Tham nhũng nhà công vụ phải được xem là một tội danh, cần có chế tài pháp lý đủ mạnh để loại bỏ, tẩy trừ khỏi đời sống xã hội.

 

Xem việc sử dụng nhà công vụ sai quy định là thiếu tự trọng, là tham nhũng có thể sẽ khiến một vài người chạnh lòng, nhưng những vấn đề liên quan đến quản lý biệt thự công, nhà công vụ được các đại biểu Quốc hội và HĐND TP Hà Nội đưa ra không đơn giản chỉ là lời cảnh báo. Nếu những người được sử dụng nhà công vụ đều có lòng tự trọng, nếu cơ quan quản lý nhà công vụ không "nể nang", nếu các quy định của pháp luật được thực thi nghiêm túc sẽ không có những "phi vụ hóa giá", biến biệt thự công, nhà công vụ thành nhà tư... Đáng buồn là "nhà công vụ" đã trở thành "căn bệnh" ăn vẹt lòng tự trọng của không ít vị từng là lãnh đạo cao cấp. Khi đánh mất lòng tự trọng, lòng tham trong mỗi con người sẽ phát tác. Khi tham nhũng trở thành căn bệnh trầm kha, đất nước sẽ bị hủy hoại. 

 

Trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, công khai, minh bạch là một giải pháp quan trọng. Với vấn nạn tham nhũng nhà công vụ, bên cạnh việc tạo dựng hành lang pháp lý, siết chặt hệ thống quản lý, rà soát tình trạng sử dụng thì việc công khai xử lý những sai phạm, công bố danh sách cán bộ đang sử dụng nhà công vụ sai quy định là hết sức cần thiết... Nếu tất thảy đều minh bạch sẽ không còn khoảng trống cho sự "tế nhị" trong vấn đề nhà công vụ đang làm "nóng" dư luận hiện nay.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)
    Điều tra vụ thi thể nữ giới trên hồ Láng, gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (07-05-2024)
    Án mạng đau lòng ở Quảng Bình: Hàng trăm người đang truy bắt nghi phạm (07-05-2024)
    Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao (07-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Thuyền viên người Việt bị cướp biển bắn ngoài khơi Singapore (07-12-2014)
    VN hoan nghênh Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết Biển Đông (05-12-2014)
    Nước Pháp và chủ quyền Trường Sa của Việt Nam (04-12-2014)
    World Shine và mặt trái của chính sách (03-12-2014)
    Những 'sự lạ' sau các dự án của Trung Quốc ở Đà Nẵng (02-12-2014)
    'Hậu duệ, quan hệ' và những người 'không ở đâu' (01-12-2014)
    Tự Hào Với Quá Khứ… (30-11-2014)
    Có những 'con chuột' khác đang ngủ ngon trong 'bình quý' (28-11-2014)
    Bàn về 'văn hóa' đổ lỗi của quan chức (27-11-2014)
    Bệnh tham danh và những chuyện cười ra nước mắt (26-11-2014)
    Có một giới siêu giàu khác ở Việt Nam (25-11-2014)
    Dự án Trung Quốc ở đèo Hải Vân: Chờ Chính phủ sớm quyết định (24-11-2014)
    Còn bao nhiêu người như ông Trần Văn Truyền? (23-11-2014)
    Bây giờ rõ mặt đôi ta… (23-11-2014)
    Bộ Quốc phòng thị sát dự án Trung Quốc trên đèo Hải Vân (21-11-2014)
    Chuyện 'nếm phân' và sự bất lực trong cuộc chiến chống hàng giả (20-11-2014)
    Báo cáo trên trời, hiện thực dưới đất (20-11-2014)
    Số phận nào cho hang Sơn Đoòng? (18-11-2014)
    Đổi mới lãnh đạo là điều kiện tiên quyết (17-11-2014)
    Giá trị của một ông quan không nằm ở cái sự 'oai' (17-11-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153126082.